Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

SUY NGHĨ VỀ CHUYỆN ĐƯA ANH ĐIẾU CÀY SANG MỸ

Tù nhân chính trị Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do nhưng bị đưa từ nhà tù đến phi trường Nội Bài ra khỏi nước.Những người từng một thời phải chịu cảnh tù đày vì chính kiến bất đồng với nhà nước và đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền, chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam nói gì về điều đó?
Cảm xúc vui- buồn- ngậm ngùiThông tin về việc tù nhân chính trị blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ trại giam ra sân bay Nội Bài để đáp chuyến bay đi Mỹ được những nhà hoạt động tại Việt Nam truyền đi rất nhanh. Thân nhân họ được hỏi thăm dồn dập để xác nhận.


Tuy nhiên khi nguồn tin được chính thức khẳng định thì những người quan tâm như thế đều chia xẻ một nổi vui buồn lẫn lộn.Cựu tù nhân AnhBaSaigon Phan Thanh Hải, một trong ba người thuộc Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do và bị ra tòa cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bày tỏ cảm xúc khi hay tin như sau:Chúng tôi từng ở tù và biết ‘giá trị’ của một ngày tù như thế nào cho nên khi hay tin anh Hải ra tù thì tất cả chúng tôi mừng vui lắm vì khi anh ở trong tù cách đối xử khắc nghiệt dành riêng cho anh khiến mọi người thấy rất đau lòng mà không biết làm sao được.
Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng, nhưng ngay sau cảm giác đó thì cùng có chút ngậm ngùi. Thực sự như vậy. Từ hôm qua đến hôm nay những anh em trong Câu lạc bộ cũ còn lại đây, chúng tôi nghĩ đến những người còn ở lại đặc biệt nhất là chị Tạ Phong TầnAnhBaSaigon


Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng, nhưng ngay sau c
ảm giác đó thì cùng có chút ngậm ngùi. Thực sự như vậy. Từ hôm qua đến hôm nay những anh em trong Câu lạc bộ cũ còn lại đây, chúng tôi nghĩ đến những người còn ở lại đặc biệt nhất là chị Tạ Phong Tần. Trong nhóm CLB Nhà báo Tự do của chúng tôi thì anh Điếu Cày cũng rất đau khổ vì không tự do ngày nào đã bị bắt lại, đó là chuyện quá dã mãn; còn chị Tạ Phong Tần thì mẹ chết trong một tình trạng quá đau đớn như vậy.

Phân tích lý doNhừng người quan tâm đều có nhận định về lý do vì sao mà nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ra nước ngoài một cách vội vã như thế. Theo họ lý do vì sợ ảnh hưởng của ông này khi ra khỏi nhà tù.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bạn tù một thời gian với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại trại giam có ý kiến:Rõ ràng khi sức ép của quốc tế quá lớn, họ phải thả anh Điếu Cày; nhưng để hạn chế tác dụng của anh thì họ phải trục xuất anh ấy đi thôi. Họ sợ anh ấy, để anh ấy trong nước thì họ sợ.
Anh Điếu Cày sang bên đó thì một phần giải thoát cho anh ấy vì không đi sang bên đó anh ấy phải chịu án tù kéo dài ít nhất 10 năm nữa. Thứ hai nữa khi sang bên đó anh ấy sẽ phát huy những cái mà anh ấy không có ở Việt Nam thì sẽ làm việc tốt hơn.


Rõ ràng khi sức ép của quốc tế quá lớn, họ phải thả anh Điếu Cày; nhưng để hạn chế tác dụng của anh thì họ phải trục xuất anh ấy đi thôi. Họ sợ anh ấy, để anh ấy trong nước thì họ sợNhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa


Tôi nghĩ thôi đó là một cách cuối cùng, chứ không phải là cách ưu việt!Cựu tù nhân Phan Thanh Hải cũng có trình bày:Họ rất sợ ảnh hưởng của anh Điếu Cày vì anh là con người hành động. Tôi cứ tưởng tượng khi anh Điếu Cày về thì anh sẽ bày ra hết việc này đến việc kia để làm chứ anh ấy không muốn nghỉ ngơi. Tôi cũng đã từng nói với chị Tân, vợ anh Điếu Cày như thế. Đó là tính của anh ấy; bởi lẽ họ rất hiểu tính của anh Hải Điếu Cày nên họ buộc anh ấy phải rời khỏi đất nước chứ không để anh ấy ở trong đất nước này.


Nhận định hoạt động sắp tới của Điếu CàyNgay sau khi có tin chính thức tù nhân Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ nhà tù đến sân bay đi ra nước ngoài, có ý kiến cho rằng khả năng hoạt động của ông này tại nước ngoài sẽ không được như ở trong nước.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đồng ý phần nào với ý kiến như thế:Tất nhiên anh Điếu Cày sẽ tiếp tục con đường của anh ấy; nhưng mà theo tôi nghĩ thì hiệu quả sẽ không cao. Khi ở trong nước thì danh tiếng và môi trường hoạt động của anh Điếu Cày sẽ tốt hơn ở bên ấy. Tôi nghĩ ở bên đó anh ấy cũng hoạt động dân chủ- nhân quyền để ủng hộ anh em của chúng tôi trong nước thôi; nhưng hiệu quả không cao vì ở bên đó chúng ta đã có rất đông người, và ai cũng có vị trí của mình, cho nên tất nhiên anh Điếu Cày không thể phát huy tất cả những sở trường cũng như sở đoản của anh ấy có.


Tuy nhiên, những người từng hoạt động chung với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải như anh Phan Thanh Hải hay cựu tù nhân lương tâm bác sỹ Nguyễn Đan Quế đều cho rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay với những công cụ mạng hiện đại thì việc liên lạc giữa trong và ngoài nước không còn khó khăn như trước nữa.Tôi cho những nhân vật đó là những người đấu tranh cho cho một tương lai tốt đẹp hơn của VN, cho nhân quyền, cho dân chủ. Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một VN trong ương laiBác sĩ Nguyễn Đan Quế<
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát biểu:Vào thời điểm này, vấn đề bùng nổ thông tin của Internet, vai trò của Internet sẽ giúp chuyện vượt qua biên giới không mấy khó khăn. Trong nước và ngoài nước không còn bị chuyện như thời trước đây. Riêng ý kiến của tôi về chuyện anh em vì chuyện này, chuyện khác, vì hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác mà phải rời đất nước; kể cả trường hợp của Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, hay trước nữa như Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Đoàn Viết Hoạt và còn nhiều người nữa… tôi cho những nhân vật đó là những người đấu tranh cho cho một tương lai tốt đẹp hơn của Việt Nam, cho nhân quyền, cho dân chủ. Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập.


Anh Phan Thanh Hải thì tỏ ta lạc quan hơn và hy vọng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ sớm sinh hoạt trở lại:Hiện giờ môi trường Internet, giao tiếp về mặt thông tin, Facebook rồi các công cụ thông tin liên lạc tôi thấy rất tốt, và khả năng hạn chế hầu như không thể ngăn chặn được; cho nên chúng tôi rất hy vọng sinh hoạc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do lại với anh Điếu Cày một cách bình thường. Chúng tôi cũng ở tư thế chuẩn bị sẽ có những sinh hoạt mang tính cách thường kỳ với anh Điếu Cày bởi vì những phương tiện như skype hay facebook cũng thuận tiện. Tôi nghĩ anh Điếu Cày sẽ có những cuộc trò chuyện và ‘quay lại’ tiếp xúc với những anh em ở trong nước vì anh có phong cách rất gần gũi không như những người khác.


Những người như cựu tù nhân Phan Thanh Hải cho rằng cách hành xử của nhà cầm quyền Hà Nội đối với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cho thấy thái độ thù hằn của chính quyền Hà Nội đối với những người dám công khai chính kiến, phản biện đối với những chính sách và hành xử sai trái sai trái của nhà cầm quyền vẫn chưa thay đổi.Trong trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải lại có thêm yếu tố công khai chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam.


ĐANG CÓ SỰ PHÂN HÓA TƯ TƯỞNG TRONG NỘI BỘ ĐCSVN?


Gần đây xuất hiện hiện tượng các vị lãnh đạo VN có phát biểu về cùng một vấn đề, một nội dung nhưng lại có sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược. Đó có phải lá dấu hiệu của sự phân hóa về tư tưởng trong nội bộ Đảng CSVN?

Quan điểm khác nhau


Việt Nam là một nhà nước theo mô hình chính trị với duy nhất một Đảng CSVN giữ độc quyền quyền lãnh đạo.
Đảng CSVN có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và sự thống nhất và chung một quan điểm tư tưởng xuyên suốt từ cấp cao xuống cấp thấp. Vị tổng bí thư hiện nay của đảng là ông Nguyễn Phú Trong từng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất tư tưởng trong đảng qua câu nói: “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được”.

Tuy vậy, một số phát biểu của các vị lãnh đạo VN gần đây với báo chí cho thấy đang diễn ra sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược hoàn toàn.

Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ.
- Ông Đặng Xương Hùng 

Đó là các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề cập đến vấn đề cải cách thể chế, hay các vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ, điều được dư luận cho là trái ngược với chính sách và chủ trương của Đảng CSVN từ trước đến nay.
Mới đây nhất, bên lề phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, trả lời phóng viên về vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia sau chuyến sang Bắc Kinh của 13 vị tướng Việt Nam vào trung tuần tháng 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết: " Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam".

Điều đó trái ngược hoàn toàn với ý kiến của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng TM trưởng trong kỳ họp QH này  nhận định rằng “Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Chỉ có điều chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn”

Dư luận xã hội đặt câu hỏi tại sao đối với một vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia, mà hai tướng lĩnh cao cấp nhất của QĐND Việt nam lại bất đồng về quan điểm như thế?

Bình luận về vấn đề này, LS. Nguyễn Văn Đài thấy rằng Đảng CSVN vốn là một tổ chức có tính thống nhất cao, theo ông sự khác biêt trong phát biểu là vấn đề không bình thường.


Từ Hà nội, LS. Nguyễn Văn Đài nhận định:

“Trước đây thì Đảng CSVN thường có sự thống nhất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tuy vậy 1-2 năm trở lại đây cho thấy, đó không chỉ là hiện tượng giữa ông Đỗ Bá Tỵ và Phùng Quang Thanh, mà là của rất nhiều quan chức khác. Nói về cùng một vấn đề thì họ có các phát biểu khác nhau thậm chí là đối lập nhau. Điều đó cho thấy nội bộ quan chức CS trong nội bộ đã không thống nhất tập trung quyền lực nữa, mà đã có các nhóm lợi ích và phe phái khác nhau. Từ đó nó dẫn đến sự xung đột về các suy nghĩ hay cách trình bày quan điểm về một vấn đề, nhưng chưa đến mức trở thành đối lập với nhau.”


Do đâu?

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève thấy rằng, trong lịch sử của Đảng CSVN việc các cá nhân có quan điểm bất đồng với quan điểm chung của đảng như trường hợp ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch…đã từng xảy ra. Nhưng kết cục các cá nhân đó đều bị kỷ luật hoặc phế truất.Từ Genève ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi:

“Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy cho ở trong và ngoài nước. Tức là ông ấy muốn cho thấy ông ấy đã độc lập với Bộ Chính trị, ông ấy có đủ sức mạnh và thẩm quyền để đối phó với sự lãnh đạo tập thể hiện nay của Bộ Chính trị, vì lợi ích của cá nhân. Theo tôi đấy mới là vấn đề.”

Trả lời câu hỏi nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng lãnh đạo cao cấp trong đảng CSVN có quan điểm khác nhau như hiện nay?
Ông Đặng Xương Hùng cho rằng trong các tổ chức khác, sự khác biệt quan điểm là chuyện bình thường, nhưng đối với một tổ chức có kỷ luật chặt chẽ, tính tổ chức cao như Đảng CSVN là điều đáng chú ý. Theo ông trước hết là do tính thống nhất trong nội bộ Đảng CSVN nay đã giảm sút.


Ông Đặng Xương Hùng nói:

“Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ. Mà nguyên nhân chính theo tôi là do các phe đang tranh giành, đối chọi nhau về lợi ích để giành quyền chi phối của Đảng và nhà nước, giành cái lợi thế trong cuộc đấu tranh vì quyền lực.”



LS. Nguyễn Văn Đài tiếp lời:

Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy cho ở trong và ngoài nước.


- Ông Đặng Xương Hùng

“Nguyên nhân là trong nội bộ của họ đã có sự phân hóa, sự tập trung quyền lực thống nhất quyền lực từ trung ương đến địa phương hay tư tưởng của các quan chức không còn như trước đây nữa. Đây là hậu quả của sự phân hóa theo ê kíp, phe nhóm thậm chí là ở ngay cùng một cơ quan hay tổ chức.”

Trao đổi quan điểm về vấn đề đảng CSVN nên tách hoặc chia thành 2-3 đảng cho phù hợp, và cũng là để kiểm soát, giám sát lẫn nhau trong vai trò đảng đối lập.
LS. Nguyễn Văn Đài cho rằng tuy là còn quá sớm để nói đến chuyện này, nhưng theo ông bài học từ chính trường Đài loan trước kia và Myanmar gần đây cho thấy đây là điều đáng quan tâm.


LS. Nguyễn Văn Đài đánh giá:

“Để tự đảng CS tách ra là chuyện không bao giờ có, chỉ có khi nào phong trào Dân chủ hay các lực lượng đấu tranh lớn mạnh đến một mức độ nhất định nào đó thì phái cấp tiến trong Đảng CSVN, khi thấy rằng nếu tiếp tục duy trì đảng trong tình trạng lộn xộn, nội bộ lục đục không thống nhất với nhau sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đảng CS. Chỉ khi đó phe cấp tiến, phe trung dung  sẽ tách ra, còn đảng CS theo đúng bản chất xa xưa của họ thì tôi nghĩ rằngsẽ chỉ còn lại một nhóm rất nhỏ để duy trì quan điểm bảo thủ”