Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

VỀ SỐ PHẬN CỦA MAFIA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG – BẤT ĐỘNG SẢN



Sự kiện đáng quan tâm nhất trong những tuần vừa qua: ông Hà Văn Thắm – chủ tịch ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), bị khởi tố và bắt tạm giam. Tiếp theo đó, những thông tin theo kiểu “ai cũng biết chỉ một số rất ít người giả đò không muốn biết” về mối liên hệ giữa ông Thắm và các ông anh ông chú đỡ đầu cho ông ta được bung ra. Những đồn thổi về câu chuyện đấu đá quyền lực ở thượng tầng lãnh đạo là điều không thể tránh khỏi. Những phát biểu nơi nghị trường, những thông tin bạch hóa từ các quan chức chính phủ và từ các đại biểu quốc hội về thực trạng nợ công, việc phát hành trái phiếu chính phủ (một hình thức vay nợ của chính phủ nhưng tránh được việc in thêm tiền) v.v và v.v…liên tiếp được truyền tải trên các phương tiện thông tin. Rồi đến việc ông Đinh La Thăng thuyết trình đề án cổ phần hóa sân bay Phú Quốc, cổ phần hóa đường cao tốc quốc gia (cổ phần hoá – một uyển ngữ của hình thức tư nhân hóa), sân bay Tân Sơn Nhất quá tải & đầu tư mới sân bay Long Thành…khiến chúng ta không thể không liên hệ đến đề cập của T.T Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm: đã đến lúc cải cách thể chế. Hiểu được những gì đã – đang xảy ra, mối liên hệ giữa những động thái này và tại sao sẽ khiến cho chúng ta có cái nhìn rõ ràng hơn về tương lai mù mịt phía trước, chúng ta sẽ trở thành cái gì và cái giá phải trả gồm những gì. Đặc biệt hơn, khi chúng ta xem xét cách thức các mối liên hệ ở một góc lùi nhất định, chúng ta sẽ thấy rõ các động cơ chính trị đã nhấn chìm xã hội chúng ta như thế nào. Hãy bắt đầu bằng việc ông Hà Văn Thắm bị bắt và những mối liên hệ giữa giới mafia tài chính – ngân hàng – bất động sản với giới cầm quyền.

Những khủng hoảng theo chu kỳ là một phần của chu trình “bùng – vỡ” (boom – bust / một khái niệm của George Soros). Khủng hoảng hiện tại vẫn chưa phải là đỉnh điểm của một pha bùng phát đã kéo dài từ những năm 1986 (thời kỳ bắt đầu chính sách mở cửa), nó chỉ mới ở đâu đó giữa những điểm của cái mà George Soros gọi là còn-lâu-mới-cân-bằng. Đợt bùng nổ kinh tế dưới thời kỳ đầu mở cửa (1986) kết thúc vào giữa những năm 90, đồng thời khi cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á xảy ra (nhưng nó đã không tác động nhiều đến Việt Nam). Sau đó là một thời kỳ mới phát triển nhanh và mạnh hơn với những động lực cải cách kinh tế sâu và rộng hơn, thời kỳ này cũng đã chấm dứt đồng thời với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, khi đó Việt Nam đã hội nhập với nền kinh tế thế giới, nó đã không thể đứng ngoài những tác động như thời 1997. Những động lực phát triển được tạo ra từ những thay đổi trong tư duy thay đổi thể chế kinh tế đã chạm biên . Và đã chấm dứt một cách rùm beng với hàng loạt những ông trùm tài chính – ngân hàng – bất động sản hoặc phải vướng vòng tù tội hoặc nhẹ nhàng hơn – rút êm trong nước mắt. Từ quan điểm này, không hề có gì phi lý với những gì sẽ diễn ra trong những năm tiếp theo nếu không có những thay đổi thể chế, lần này phải là thể chế chính trị. Nếu không Việt Nam sẽ vướng lâu vào cái vòng còn-lâu-mới-cân-bằng và còn có thể dẫn đến những bất ổn không đoán trước được như những gì đã xảy ra ở Indonesia với sự ra đi của đế chế Suharto.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên trầm trọng, người dân sẽ đặt ra nghi ngờ đối với tính liêm chính và vai trò lãnh đạo của giới lãnh đạo đang nắm quyền. Điều này có thể tạo ra bất ổn về chính trị và dẫn đến bất ổn xã hội. Đây là điều mà chúng ta đang chứng kiến. Sự bất ổn xã hội này, đến lượt nó sẽ làm cho giới lãnh đạo bất an mặc dù họ liên tục tự trấn an: chúng ta không sợ hãi gì ngoài chính nỗi sợ hãi. Quyền lực chính trị phải đối mặt với sự nổi lên của các quyền lực kinh tế, cho dù thứ quyền lực kinh tế được ân sủng bởi quyền lực chính trị, thì quyền lực đó vẫn đang ngày một tăng lên. Trong số những khuôn mặt đang nắm quyền, không ai trong số họ khả dĩ có khả năng lèo lái quốc gia vượt qua những bất ổn của một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Và cũng không ai trong số họ biết cách giải quyết vấn đề thông qua chính sách kinh tế hiện hữu (đã chạm biên). Những cố gắng, có chăng chỉ là khía cạnh tâm lý của vấn đề, cố gắng tạo cảm giảm rằng giới cầm quyền đang làm một số việc thông qua những câu thần chú đại loại như: quyết liệt phòng chống tham nhũng, chống âm mưu bè phái – lợi ích nhóm, tái cơ cấu nghành tài chính – ngân hàng…Một phần của việc khôi phục lòng tin là phải có người chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng này. Đây chính là lúc số phận của giới mafia tài chính-ngân hàng-bất động sản được định đoạt. Bằnng cách đổ tội cho nhóm này, cùng một lúc những người nắm quyền lực đạt được nhiều mục tiêu khác nhau. Nó làm hài lòng phe bảo thủ bởi việc củng cố sức mạnh nhà nước. Như thường lệ, phần đông người dân bị thu hút bởi những vụ bắt bớ kiểu này, họ thỏa mãn tạm thời. Dân chúng được nhìn thấy lãnh đạo đang hành động quyết liệt và tước bỏ quyền lực của đám mafia chuyên hút máu quốc gia.

Nhưng thực tế, những nguyên nhân cơ bản gây nên cuộc khủng hoảng trầm trọng lần này vẫn chưa được giải quyết. Tương lai bất ổn nào đang ở phía trước? Sẽ còn nhiều điều phải bàn về việc khuynh hướng nào sẽ được lựa chọn. Những mâu thuẫn giữa quyền lực nhà nước và quyền lực thị trường cần phải được giải quyết ra sao?

CHỦ TRƯƠNG LỚN CỦA ĐẢNG - TAI HỌA KHỦNG CHO DÂN



Mỏ Bauxite tại Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng do Trung Quốc đầu tư dấy lên làn sóng phẫn nộ trong dân. Ảnh chụp hôm 13/4/2009.

Thông tin về việc dự án Bôxit Tây Nguyên lỗ hàng ngàn tỷ đồng đến với người dân Việt Nam đã là chuyện hiển nhiên không cần bàn cãi. Người ta đón nhận tin đó không chút nào ngạc nhiên. Trước đó, nhà nước đã phải dừng công trình Cảng Kê Gà đã đầu tư cả ngàn tỷ, việc phá nát đường sá, đe dọa đời sống người dân, đặc biệt là nếp văn hóa vùng Tây Nguyên.
Thậm chí việc báo chí kêo gào rằng Bôxit lỗ nặng, lỗ hàng ngàn tỷ đồng, lỗ nhiều mặt, lỗ hàng chục triệu đôla mỗi năm… nhưng tận cho đến khi có con số rất cụ thể rằng: “Riêng Tân Rai năm 2013 lỗ hơn 258 tỉ đồng, Nhân Cơ dự kiến năm 2015 sẽ lỗ hơn 671 tỉ đồng...” thì ông Tổng bí thư Đảng CS Trọng Lú vẫn nhơn nhơn phát biểu: “Nói bô xít lỗ là chưa có cơ sở” – thật “khách quan, biện chứng” và hài hước.
Chủ trương lớn – sai lầm càng lớn
Người ta không ngạc nhiên khi nghe tin Bôxit Tây Nguyên lỗ nặng, bởi lời ông Thủ tướng vẫn còn đó: “Bôxit là chủ trương lớn của Đảng, phản đối vẫn làm”. Và đã là chủ trương lớn của Đảng, hẳn nhiên là sai lầm và thất bại.
Biết bao chủ trương của Đảng đã thất bại thảm hại. Chủ trương càng lớn, sai lầm càng nặng. Lẽ ra, với một đảng tự xưng là trí “tuệ nhân loại” là “khoa học của mọi khoa học” thì không được để xảy ra sai lầm, hoặc chỉ  là hãn hữu. Thử xem lại các chủ trương lớn xưa nay của đảng, được mấy cái thắng lợi và bao cái thất bại? Cứ đụng đâu, sai đó. Ngay từ khi mới cướp được chính quyền ít năm, cuộc Cải cách ruộng đất với những sai lầm kinh hoàng để lại biết bao hậu quả cho dân tộc đến bao đời mới sửa được? Sai lầm này được đổ cho là vì Trung Quốc bắt ta nhập khẩu cách mạng của họ.
Điều buồn cười cho những giải thích này, là lúc bấy giờ Việt Nam được tuyên bố là một nước độc lập.
Thế rồi chủ trương lớn của Đảng, đưa tất cả vào HTX Nông Nghiệp, cả đất nước, hàng chục triệu người dân biến thành đàn chuột bạch thí nghiệm cho những chủ trương lớn chẳng ai giống ai, để cuối cùng thì muốn trở về điểm xuất phát đã là hết sức khó khăn và nhiều khi là không thể. Liên tiếp các chủ trương khác như mô hình pháo đài cấp huyện, chủ trương cả nước là một chiến trường, chủ trương 16 chữ vàng và 4 tốt… cứ cái sau đạp cái trước.
Gần đây, các chủ trương lớn của Đảng liên tiếp được đưa ra, và liên tiếp đất nước hứng chịu hậu quả. Từ "nắm đấm thép" là các tập đoàn mạnh của ty nhà nước, cho đến Vinashin, Vinaline rồi Điện lực, Khoáng sản...
Nạn cướp ấn đền Hùng

Về mặt văn hóa, đời sống tinh thần, chủ trương Cách mạng văn hóa tư tưởng… đã phá hủy biết bao nhiêu đền đài, chùa chiền, miếu mạo nhà thờ… là những sản phẩm văn hóa ngàn năm của dân tộc để “tiêu diệt tàn dư phong kiến, đế quốc” và “bài trừ mê tín dị đoan”. Để rồi nay lại trở lại “phục hồi” mà nhiều cái thành những thứ hổ lốn râu ông sãi cắm cằm bà sư cho đám qua chức cộng sản suốt ngày dẫm đạp xin ấn, hối lộ thần, phật.
Kết quả là sau những chủ trương đấu tố, con đấu cha, vợ tố chồng, con chửi bới vu cáo bố mẹ… thì văn hóa đất Việt nát như tương bần. Những hiện tượng bất luân, bất nghĩa, nghịch tử và phản trắc du qua nhiều mô hình xã hội không xuất hiện, thì lại nhan nhản trong chế độ Cộng sản.
Chỉ có điều, thường thì sau những thất bại to lớn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và sáng suốt của đảng, thì thỉnh thoảng có người nhận trách nhiệm. Sau thất bại bởi những tội ác gây ra với dân tộc trong Cải cách ruộng đất, không rõ ông Hồ Chí Minh có nhỏ giọt nước mắt nào không, nhưng động tác ông rút khăn mùi soa châm chấm khóe mắt để thay cho những lời tạ tội với hàng ngàn người mất mạng và hàng vạn người đã chịu hệ lụy bởi một chiến dịch do Đảng của ông tiến hành lại được ca ngợi như một hành động anh hùng. Sau những thất bại thảm hại của chiến dịch “Chống tham nhũng” của những chủ trương và đường lối gần đây, có kết quả là tham nhũng từ nguy cơ, thành “Quốc nạn” từ cá nhân thành tổ chức, thành “lợi ích nhóm” thì ông Trọng Lú – TBT Đảng CS – đã “nghẹn ngào nhận lỗi” sau hội nghị Trung ương Đảng.
Chúng tôi đã có bài viết "Khi người cộng sản nhận lỗi" để nêu lên hiện tượng này, ở đó nói rõ: “Khi những người cộng sản nhận lỗi, khi đó đất nước và dân tộc đã đi qua một thảm họa và đang ở trong trạng thái kiệt quệ về tinh thần lẫn thể chất. Khi những người cộng sản nhận lỗi là khi cả đất nước phải chuẩn bị gồng mình, nghiến răng đau đớn để khắc phục những sai lầm của họ gây ra. Khi những người cộng sản nhận lỗi, cũng là khi mà đất nước, dân tộc chuẩn bị cho những cuộc phiêu lưu mới và sẵn sàng để chấp nhận những sai lầm mới của họ.”
Nhưng, thất bại này chưa thấy ai “chịu trách nhiệm”. Bởi đơn giản là trách nhiệm nằm chủ trương của Đảng và bởi Đảng mà ra.
Bất chấp ý nguyện người dân?
Nhiều chứng cứ cụ thể, sờ sờ ra đó, nhiều bài báo, luận cứ khoa học vạch rõ tương lai của Bôxit ngay từ khi nó mới hinh thành, mới manh nha. Rồi bằng những kiến nghị của hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học… thậm chí cả tiếng kêu của ông Võ Nguyên Giáp, một “công thần chế độ” - người  có hàng vạn fan hâm mộ sau khi chết - đòi ngưng ngay Dự án Bôxit Tây Nguyên vì không chỉ thiệt hại về kinh tế mà còn là vận mệnh quốc gia, là an nguy của xã tắc…

Công áp giải TS Cù Huy Hà Vũ đến TAND
Thành phố Hà Nội sáng ngày 4/4/2011
Để bỏ ngoài tai tất cả mọi lời khuyên ngăn, kiến nghị và những tiếng nói tâm huyết với tiền đồ đất nước, của những nhà khoa học, quản lý và mọi tầng lớp nhân dân, người đứng đầu Chính phủ chỉ cần buông một câu “Bôxit là chủ trương lớn của Đảng”.
Thế là, tất cả đều như tiếng kêu thất thanh trước cái gọi là “Chủ trương lớn của Đảng” hết sức quái gở kia. Ngay cả cái gọi là Quốc Hội, một cơ quan được miêu tả là của dân, thể hiện ý nguyện của dân và quyết định các vấn đề của dân cũng bó tay trước chủ trương này và cứ răm rắp cúi đầu vâng lệnh. Thậm chí, ngay khi Quốc Hội còn chưa họp, người ta đã biết tỏng vụ cá độ là “Quốc hội sẽ ủng hộ Bôxit” – Xem lại "Đã có bán độ trước diễn đàn Quốc hội".

Câu trả lời này vừa thể hiện sự trịch thượng, hỗn láo trước những ý kiến của người dân, vừa thể hiện bản chất của Cộng sản bất chấp tất cả sự thật, ý kiến và những quyền của người dân trong khi thực hiện những việc hại nước hại dân.
Thử hỏi, trên thế giới này, việc lỗ lãi do buôn bán, làm ăn, cá cược, thương mại là chuyện bình thường. Nhưng, đào cả gia sản đi để bán, ăn luôn cả phần con cháu vẫn lỗ mà vẫn cắm đầu cắm cổ làm bằng được, bất chấp mọi lời khuyên can thì đó là bệnh khùng hay hành vi của những kẻ tâm thần?
Thấy gì qua vụ Bôxit?
Qua những hậu quả nhãn tiền của “Chủ trương lớn của Đảng” nhân vụ Bôxit, điều người ta rút ra, cảm nhận không chỉ là vấn đề kinh tế, lỗ, lãi hay là sự phá hoại nền kinh tế, phá hoại non sông, đất nước và tài nguyên của Tổ Quốc, mà qua đó, người ta rút ra nhiều vấn đề khác nhau.
Trước hết, đó là chủ trương của đảng, đi ngược ý nguyện của người dân gây bao thảm họa nhưng không ai chịu trách nhiệm. Điều này lặp đi lặp lại hết thời kỳ này qua thời kỳ khác và tất cả là ở “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và sáng suốt” của Đảng. Vậy Đảng đang là tổ chức nào, họ làm gì cho đất nước và chịu trách nhiệm gì với đất nước này? Liệu cái câu trong cái gọi là Hiến pháp rằng “Đảng hoạt động trong khuôn khổ pháp luật” có ý nghĩa gì trong thực tế?
Tiếp theo, đó là những tội ác gây ra ngay sau khi chủ trương lớn được phát ra. Những tiếng nói trung kiên, thẳng thắn và đầy trách nhiệm, đầy tinh thần yêu nước qua việc ngăn cản dự án đáng xấu hổ này đã phải vào tù oan ức và trái pháp luật. Những Cù Huy Hà Vũ, Đinh Đăng Định… là những nhân chứng về tội ác đối với nhân dân của “Chủ trương lớn” này. Ai chịu trách nhiệm trước những đau khổ mà họ đã và phải chịu đựng khi rõ ràng tiếng nói của họ đã được chứng minh là đúng đắn qua thực tế?
Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất, tại sao không phản đối được những chủ trương hại nước, hại dân lại hùa theo và vâng lệnh vô điều kiện khi đã có nhiều người can ngăn việc khai thác bôxit? Cơ quan này có tác dụng gì cho nhân dân ngoài việc tiêu tiền dân không biết xót?
Hệ thống báo chí cộng sản cũng “dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và sáng suốt” này đã có tác dụng gì cho nhân dân. Hay chỉ nhằm để phục vụ “chủ trương” của Đảng mà bất chấp lợi ích của quốc gia, của dân tộc và nhân dân? Hó có trách nhiệm gì trước những thất bại này? Nên xét xử họ như thế nào?
Các cơ quan lập dự án, xét duyệt đề nghị, ủng hộ và bảo kê cho dự án này, họ có trách nhiệm gì khi càng khai thác tài nguyên để bán thì càng lỗ?
Chừng đó câu hỏi cần được trả lời. Những điều rút ra qua vụ Bôxit để trả lời câu hỏi đó, đã thể hiện bản chất của những chủ trương lớn và cái Đảng đã đẻ ra những chủ trương lớn kia đang phục vụ ai? Khi mà các chủ trương lớn của đảng là tai họa khủng khiếp cho nhân dân mà không ai phải chịu trách nhiệm?
Và câu trả lời vắn tắt nhất, gọn gàng nhất là hãy trả quyền tự quyết về cho nhân dân.
Hà Nội, ngày 24/3/2014
Nguồn: RFA

Thứ Ba, 4 tháng 11, 2014

HÌNH KHỎA THÂN NGHỆ THUẬT TRỌN BỘ ĐẸP NHẤT CỦA DƯƠNG QUỐC ĐỊNH


Là nhà nhiếp ảnh Việt Nam nắm giữ nhiều giải thưởng nhất về ảnh nude – 30 huy chương – ngoài nước là chính.

Nhưng: “Huy chương với tôi không phải sự mong đợi,” anh nói. “Mong đợi ở đây là ra tác phẩm được như ý.

Đó là cái hạnh phúc đầu tiên. Huy chương chẳng qua là BGK nhìn nhận cùng với mình, hoặc đọc được tư tưởng của mình. Huy chương chỉ là vật chất – không mang lại cảm giác sung sướng nào bằng chính tác phẩm đâu!”