Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Xin đừng gọi Cán Tham bằng Chuột









Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Đục khoét - Tự do - Hạnh phúc



KIẾN NGHỊ





Kính gửi Tổng Bí Thư đảng CSVN 

Thưa Ngài Tổng Bí,

Chúng tôi kính kiến nghị Tổng Bí Thư đảng CSVN kíu xét lại việc Ngài đã thú vật hóa một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng tham ô nhũng lạm. Loài vật không may bị cưỡng chế tên để gọi qúy vị “tham cán” ấy chính là đương đơn này: Chuột bốn chân, gồm nhiều chi họ Cống, Đồng, Nhà, Chù, Nhắt, Xạ…

Thưa Ngài Tổng Bí, nói là “không may”, nhưng thật ra loài vật, nhất là loài mặt mày coi chẳng được, hơi hướng ngửi khó vô như Chuột, được đảng trí tuệ và nhân dân anh hùng đồng tình chiếu cố nâng cấp lên tầm cao mới của loài hai chân Cán bộ CSVN, là một vinh dự cực kỳ hoành tráng chỉ nước CHXHCNCC mới có. Vinh dự này ai mà chẳng ham, huống chi là Chuột, nhưng vì chút lòng tự trọng của loài gặm nhấm bốn chân một đuôi, Chuột không dám nhận cái tư cách lẫn khả năng Chuột không có hay có song thua xa một trời một vực các quan tham nhũng dưới thời đại Hồ Chí Minh muốn nằm.

Về giai cấp: Chuột hoàn toàn bình đẳng, mạnh ai nấy ăn, chả phải dòm ngó canh chừng nhau; ngược lại “tham cán” CS ăn có nền nếp dưới trên, ăn chia nhau, vừa ăn vừa đưa mắt gầm gừ nhau, ăn khơi khơi một mình là bị trúng độc như chơi...

Về khả năng đục khoét: Chuột đục khoét rất giới hạn, vừa ăn vừa sợ ăn no lúc đó rồi thôi; không có nhu cầu cho bồ đoàn con cháu mai sau, để phải “hy sinh đời bố củng cố đời con” như quan tham CS ăn triền miên, ăn lút mặt lút mày, hở ra là ăn, gặp gì cũng ăn, ăn chẳng sợ ai...

Về khả năng tự vệ: Cách tự vệ duy nhất của Chuột là chạy trốn người, nhưng có khi cũng bị “...chạy cùng sào”; ai cũng có thể đập Chuột. Trái lại, quan tham CS khi bị bắt quả tang đang ăn, bị chỉ mặt vạch tên vẫn tỉnh bơ trơ mặt; chẳng cần trốn, vì đụng tới Chuột hai chân, chỉ có người chết. Nhưng Chuột bốn chân hơn Chuột hai chân một điều, là ở chỗ cái bình núp. 

Về Bình: Bình núp nếu bể, Chuột bốn chân vẫn còn có đất sống, còn nhiều chỗ khác để núp chờ lúc thong dong lại tái xuất giang hồ; trái lại, bình Cán núp là “bình qúy” tức là đảng CSVN, bể là coi như xong ngay, chuột hai chân đỏ mỏ không có chỗ nào để chui, mà nếu có chạy kịp để chun vô ống cống, cũng không thể thoát khỏi số phận của Gaddafi. 

Bình Đảng bể là Cán Đảng ngáp. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý Gà- đá- phê ấy không bao giờ thay đổi. Chuột đi ăn đêm, đến đâu cũng nghe người ta xì xầm với nhau như thế. Báo cáo Ngài Tổng Bí, tình hình sơ bộ nắm bắt được là như vậy.

Thưa Ngài Tổng Bí,

Sau khi đối chiếu một số trong những đặc tính tương quan giữa Chuột và Cán, Tổng họ Chuột gồm Cống, Đồng, Nhà, Chù, Nhắt, Xạ… nhận thấy: 

Một là, Chuột không xứng đáng để được Người lấy tên gọi tập thể đám Cán Cộng tham nhũng;

Hai là, đồng thời, xem sự cố Người gọi đám Cán Cộng tham nhũng bằng Chuột là một sự xúc phạm cực kỳ lớn lao đối với giai cấp gậm nhấm bốn chân một đuôi. 

Vì những lý do trình bày trên đây, trân trọng kiến nghị Ngài Tổng Bí Thư đảng CS VN khẩn cấp ban hành khẩn cấp nghị quyết chấm dứt ngay sự lạm dụng danh xưng này.

Trân trọng,

Đồng ký tên

Chuột Cống, Đồng, Nhà, Chù, Nhắt, Xạ 

Làm tại Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh ngày 21/10/2014.


Bộ trưởng CA Trần Đại Quang đột ngột sang Trung Quốc


Bạn đọc Danlambao - Đại tướng Trần Đại Quang đã dẫn đầu phái đoàn cấp cao bộ công an CSVN sang Trung Quốc vào hôm 26/10/2014 vừa qua.

Chuyến đi chỉ được truyền thông nhà nước loan báo vào đúng ngày phái đoàn ông Quang có cuộc hội kiến với ủy viên bộ chính trị Trung Cộng là ông Mạnh Kiến Trụ.

Trong thời gian ở Trung Quốc, phái đoàn ông Quang sẽ tham dự hội nghị hợp tác phòng, chống tội phạm lần thứ tư giữa bộ công an CSVN Việt Nam và bộ công an Trung Cộng.

Ngoài các nội dung được lặp lại một cách sáo rỗng về ‘hữu nghị’ và ‘hợp tác’, các thông tin được truyền thông loan báo không có gì đặc biệt.

Trước khi đi Trung Quốc, ông Trần Đại Quang có bài tuyên bố trước quốc hội, trong đó khẳng định: "Các thế lực thù địch, phản động ráo riết gia tăng các hoạt động chống phá nhằm hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước; triệt để lợi dụng internet để tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chia rẽ nội bộ, kích động chống phá Đảng, Nhà nước”

Cùng thời điểm, ủy viên quốc vụ viện Trung Cộng là ông Dương Khiết Trì sẽ lại sang Việt Nam trong hai ngày, từ 26-27/10 theo lời mời của bộ trưởng ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh. 

Cả hai chuyến thăm cấp cao diễn ra trong bối cảnh quốc hội CSVN đang nhóm họp kỳ họp thứ 8, khóa 13. 

Sau vài ngày khai mạc, xuất hiện những thông tin đồn đoán về cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tại kỳ họp lần này, quốc hội CSVN dự kiến sẽ tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm đối với nhiều chức danh chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ có ảnh hưởng đến việc xếp ghế cho giàn lãnh đạo trước đại hội đảng toàn quốc sẽ diễn ra 1 năm sau đó.

Trong thời điểm hiện nay, việc xuất hiện các chuyến thăm viếng liên quan đến Trung Cộng khiến dư luận đặc biệt quan tâm. 

Trong quá khứ, Trung Cộng thường xuyên khống chế giàn lãnh đạo CSVN và gây áp lực để cài cắm những nhân vật thân Tàu.

Trước chuyến đi của bộ trưởng Trần Đại Quang không lâu, phía bộ quốc phòng CSVN do đại tướng Phùng Quang Thanh cùng hàng chục tướng lãnh cũng đã lên đường sang Bắc Kinh.

Như vậy, chỉ trong vòng một tháng, người đứng đầu hai lực lượng vũ trang chủ chốt tại Việt Nam liên tiếp đến Trung Cộng. Đây quả là những động thái hết sức đáng lo ngại. 


Trần Đại Quang đi chầu thiên triều

Căng thẳng vụ nhà cầm quyền cướp đất hồ Ba giang của Gx.Thái Hà

Nguyễn Tiến Đạt FB

Phản đối nhà cầm quyền cướp đất giáo xứ Thái Hà, nhà thờ Dòng chúa Cứu Thế ở Hà Nội đã cho chạy bảng đèn điện tử trên nóc nhà 7 tầng để yêu cầu nhà cầm quyền HN dừng ngay lập tức việc thi công trên đất hồ Ba Giang.

Liên quan đến vụ cướp đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà, vào tối hôm qua, 26-10-2014, khoảng 300 sinh viên Công giáo đã tập trung về Đền Thánh Gierado – Nhà thờ Thái Hà để hiệp thông cầu nguyện cho tài sản của Giáo Hội đang bị nhà cầm quyền chiếm đoạt.

Trong mấy ngày vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã lén lút chiếm đoạt đất hồ Ba Giang của giáo xứ Thái Hà. Đây là hành động không thể chấp nhận được, vì nó đã vi phạm luật đất đai và đàn áp tôn giáo.

Các linh mục thuộc DCCT Hà Nội mấy ngày trước đây đã ngỏ lời với cộng đoàn liên quan đến khu đất Hồ Ba Giang.
Các ngài khẳng định quyền sở hữu của Giáo xứ và Nhà Dòng đối với khu đất Hồ Ba Giang mà chính quyền đang cho người thi công trái phép và nói với cộng đoàn, và khẳng định: “Chúng ta không nhân nhượng! Chúng ta không thể để cướp trắng như vậy. Một tấc đất là một giọt máu của tổ tiên để lại.” Lm. Gioan Lưu Ngọc Quỳnh, quản lý Tu viện DCCT Hà Nội không quên nhắc nhở giáo dân “Những ngày sắp tới là những ngày khó khăn. Chúng tôi sẽ quyết sống chết đến cùng. Xin quý ông bà và anh chị em khi nghe tiếng chuông và khi nghe thấy thông tin, xin quý ông bà và anh chị em đến đây với chúng tôi…."

Được biết, hôm qua 28-10, một số tôn giáo và tổ chức xã hội dân sự đã cùng ký tên trong một bản lên tiếng chung nhằm phản đối nhà cầm quyền Hà Nội cướp đoạt tài sản của Giáo xứ Thái Hà.


Nhiều người cho rằng, nhà cầm quyền Hà Nội chiếm đoạt tài sản của giáo xứ Thái Hà trong thời điểm này là do cuộc đấu đá phe nhóm chính trị trước kỳ đại hội đảng. Bí thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị muốn thể hiện thành tích đàn áp tôn giáo để lên chức Tổng Bí thư.

Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

TỰ DO TRONG LƯU ĐÀY

Cánh Cò
(Nguồn: RFA)

Ðiếu Cày, không biết là người thứ mấy triệu trên trái đất này tiếp tục con đường có cái tên rất đẹp: Tự do trong lưu đày.

Ðiếu Cày chắc chắn không phải là một cậu bé. Anh sinh năm 1952, năm nay đã ngoài 60, cái tuổi mà ở Việt Nam anh đã về hưu, đuổi gà nếu nghèo, du lịch nếu trung lưu và hưởng thụ, ăn chơi nếu giàu có.

Ở lứa tuổi 62 anh bị đẩy vào cuộc đời lưu vong vào ngày 21 Tháng Mười.

Vì già nên anh không có cái may mắn như những kẻ lưu đày mang đủ mọi quốc tịch khác. Vì là người Việt Nam nên sự lưu đày của anh cũng đáng ngạc nhiên hơn khi đất nước ấy vốn dĩ đã bội thực những mảnh đời như thế.

Mảnh đất đón anh là Hoa Kỳ nơi có hơn hai triệu người đã và đang sống đời lưu vong từ năm 1975. Tuy nhiên trong những mảnh đời lưu vong ấy không có ai cay đắng như anh. Anh bị chính quê hương của anh từ chối, đẩy anh lên máy bay và buộc anh sống cuộc đời anh không hề muốn bởi anh gắn bó và chấp nhận quê hương như một chốn lưu đày vì anh biết chỉ ở đó anh mới có thể nói lên tiếng nói của một người Việt Nam, hơn thế, một người Việt có chứng minh nhân dân và có luôn quân tịch của Quân Ðội Nhân Dân Việt Nam.

Anh là bộ đội, và là bộ đội chiến đấu trên nhiều chiến trường và chiến trường cuối cùng của anh là nhà giam Thanh Hóa, nơi anh thi hành bản án được gọi là trốn thuế sau đó “biến tấu” thành tuyên truyền chống chính quyền cách mạng.

Anh không từ chối mình chống cách mạng vì cách nay hơn 7 năm anh là một nhà báo chủ trương thành lập câu lạc bộ nhà báo tự do, tờ báo mạng có tiếng nói phản ảnh niềm tin và ước vọng của những người như anh và cuối cùng thì bùng nổ với việc biểu tình chống Trung Quốc.

Vì chống Trung Quốc nên bản thân anh chịu nhiều hình phạt nhất trong tất cả những người tù nhân lương tâm như anh.

Và cuối cùng, sau bao tranh đấu của nhiều người, nhiều chính phủ, anh được Hà Nội lấy ra làm vật trao đổi với những gì mà họ muốn.

Mỹ nhấc lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào ngày 2 Tháng Mười, ba tuần lễ sau, anh được thả. Có thể nói tự do của anh có giá trị ngang với những hợp đồng bán vũ khí mà Mỹ sẽ ký với Việt Nam. Anh còn một chút an ủi, nếu Hà Nội dùng vũ khí này của Mỹ để chống Trung Quốc thì tâm nguyện của anh xem như toại nguyện!

Nhưng không đơn giản như vậy.

Anh không được thả, anh bị lưu đày, mặc dù Hà Nội đã cầm trong tay văn bản nới lỏng bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

Ðiếu Cày hiểu tại sao anh không được tiếp tục sống trong nước vì thâm tâm anh biết rằng chế độ rất sợ người bộ đội có tên Ðiếu Cày, một cái tên của đồng bằng Bắc Bộ, mảnh đất tạo nên những con người làm cách mạng và sẽ còn tiếp tục tạo nên những con người như thế.

Ngoài trang bị sức mạnh của một người lính anh còn có sức mạnh tư duy của nhà báo, một nhà báo tự do và tự thoát ra mọi ràng buộc với 7,000 tờ báo khác. Anh đã từng viết những bài báo xoáy vào các vấn đề Việt Nam. Anh là mối nguy tiềm ẩn lớn nhất vì một lý do mà ai cũng thấy: Anh quá nổi tiếng và quá thu hút người khác, những người có tư tưởng đấu tranh như anh.

Chế độ sợ anh trở thành lãnh tụ. Chế độ lưu đày anh xa quê như một cách làm cho bạn bè, đồng chí và nhất là những người mến mộ anh quên con người bất khuất ấy.

Ngồi trên máy bay suốt đêm 21 Tháng Mười để tới một đất nước xa lạ chắc chắn anh sẽ buồn, sẽ thất vọng và có khi tuyệt vọng là đằng khác nhưng có điều nhiều người tin rằng Ðiếu Cày sẽ không phản bội lại chính con người anh, con người mà ý chí vượt qua mọi khả năng tiêu diệt của quỷ dữ.

Anh bước lên máy bay không trong tư thế của người chiến thắng. Anh vẫn bị áp tải như phạm nhân. Không được gặp mặt vợ con không được nói một lời từ biệt.

Chung quanh anh là công an các loại và người theo anh bước lên phi cơ là nhân viên Ðại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.

Anh tiếp tục thi hành bản án mà chính quyền Cộng Sản Việt Nam ưu ái giao anh cho người Mỹ tiếp thu như họ đã từng tiếp thu Hà Nội 60 năm về trước.

Nhưng người Mỹ khác rất xa với người Cộng Sản. Họ mang anh về và tạo cho anh cảm giác anh đang về nhà, căn nhà tự do dân chủ đích thực.

Hàng trăm ngàn người biết sự ra đi của anh qua các làn sóng truyền thông quốc tế. Người Mỹ nhắc tới anh bằng ngôn ngữ Việt Nam và họ đã thành công khi đưa được một con người bất khuất ra khỏi nơi tối tăm tù ngục. Một làn sóng người hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của anh tại phi tường Los Angeles.

Phần còn lại là anh, người blogger bất khuất Ðiếu Cày.

Anh sẽ tiếp tục sống bằng chuỗi im lặng nếu anh muốn. Ngay cả khi anh im lặng thì Hà Nội cũng sợ anh. Bản chất gian dối và thủ đoạn khiến họ sợ tất cả những gì anh làm và ngay cả khi anh không làm gì cả. Họ chỉ thở phào nhẹ nhõm khi anh đầu hàng, lúc anh chấp nhận tin rằng không thể chiến đấu bên ngoài đất nước Việt Nam như rất nhiều người từng nói. Khi ấy anh sẽ tự động quay về tư thế một công dân Việt Nam bình thường sống trên đất Mỹ.

Bằng không, nếu anh tiếp tục lên tiếng, tiếp tục cho thế giới thấy sự giả trá của chế độ, tiếp tục là nhân chứng gào thét trước quốc hội, trước báo chí, và trước cộng đồng người bản xứ về những gì mà Việt Nam đã và đang làm, lúc ấy Hà Nội sẽ nhận thức được cái giá phải trả cho một hợp đồng là đắt đỏ như thế nào.      

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

SUY NGHĨ VỀ CHUYỆN ĐƯA ANH ĐIẾU CÀY SANG MỸ

Tù nhân chính trị Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được trả tự do nhưng bị đưa từ nhà tù đến phi trường Nội Bài ra khỏi nước.Những người từng một thời phải chịu cảnh tù đày vì chính kiến bất đồng với nhà nước và đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền, chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam nói gì về điều đó?
Cảm xúc vui- buồn- ngậm ngùiThông tin về việc tù nhân chính trị blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ trại giam ra sân bay Nội Bài để đáp chuyến bay đi Mỹ được những nhà hoạt động tại Việt Nam truyền đi rất nhanh. Thân nhân họ được hỏi thăm dồn dập để xác nhận.


Tuy nhiên khi nguồn tin được chính thức khẳng định thì những người quan tâm như thế đều chia xẻ một nổi vui buồn lẫn lộn.Cựu tù nhân AnhBaSaigon Phan Thanh Hải, một trong ba người thuộc Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do và bị ra tòa cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bày tỏ cảm xúc khi hay tin như sau:Chúng tôi từng ở tù và biết ‘giá trị’ của một ngày tù như thế nào cho nên khi hay tin anh Hải ra tù thì tất cả chúng tôi mừng vui lắm vì khi anh ở trong tù cách đối xử khắc nghiệt dành riêng cho anh khiến mọi người thấy rất đau lòng mà không biết làm sao được.
Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng, nhưng ngay sau cảm giác đó thì cùng có chút ngậm ngùi. Thực sự như vậy. Từ hôm qua đến hôm nay những anh em trong Câu lạc bộ cũ còn lại đây, chúng tôi nghĩ đến những người còn ở lại đặc biệt nhất là chị Tạ Phong TầnAnhBaSaigon


Tất cả chúng tôi đều rất vui mừng, nhưng ngay sau c
ảm giác đó thì cùng có chút ngậm ngùi. Thực sự như vậy. Từ hôm qua đến hôm nay những anh em trong Câu lạc bộ cũ còn lại đây, chúng tôi nghĩ đến những người còn ở lại đặc biệt nhất là chị Tạ Phong Tần. Trong nhóm CLB Nhà báo Tự do của chúng tôi thì anh Điếu Cày cũng rất đau khổ vì không tự do ngày nào đã bị bắt lại, đó là chuyện quá dã mãn; còn chị Tạ Phong Tần thì mẹ chết trong một tình trạng quá đau đớn như vậy.

Phân tích lý doNhừng người quan tâm đều có nhận định về lý do vì sao mà nhà cầm quyền Hà Nội phải đưa blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ra nước ngoài một cách vội vã như thế. Theo họ lý do vì sợ ảnh hưởng của ông này khi ra khỏi nhà tù.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, bạn tù một thời gian với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại trại giam có ý kiến:Rõ ràng khi sức ép của quốc tế quá lớn, họ phải thả anh Điếu Cày; nhưng để hạn chế tác dụng của anh thì họ phải trục xuất anh ấy đi thôi. Họ sợ anh ấy, để anh ấy trong nước thì họ sợ.
Anh Điếu Cày sang bên đó thì một phần giải thoát cho anh ấy vì không đi sang bên đó anh ấy phải chịu án tù kéo dài ít nhất 10 năm nữa. Thứ hai nữa khi sang bên đó anh ấy sẽ phát huy những cái mà anh ấy không có ở Việt Nam thì sẽ làm việc tốt hơn.


Rõ ràng khi sức ép của quốc tế quá lớn, họ phải thả anh Điếu Cày; nhưng để hạn chế tác dụng của anh thì họ phải trục xuất anh ấy đi thôi. Họ sợ anh ấy, để anh ấy trong nước thì họ sợNhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa


Tôi nghĩ thôi đó là một cách cuối cùng, chứ không phải là cách ưu việt!Cựu tù nhân Phan Thanh Hải cũng có trình bày:Họ rất sợ ảnh hưởng của anh Điếu Cày vì anh là con người hành động. Tôi cứ tưởng tượng khi anh Điếu Cày về thì anh sẽ bày ra hết việc này đến việc kia để làm chứ anh ấy không muốn nghỉ ngơi. Tôi cũng đã từng nói với chị Tân, vợ anh Điếu Cày như thế. Đó là tính của anh ấy; bởi lẽ họ rất hiểu tính của anh Hải Điếu Cày nên họ buộc anh ấy phải rời khỏi đất nước chứ không để anh ấy ở trong đất nước này.


Nhận định hoạt động sắp tới của Điếu CàyNgay sau khi có tin chính thức tù nhân Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị đưa từ nhà tù đến sân bay đi ra nước ngoài, có ý kiến cho rằng khả năng hoạt động của ông này tại nước ngoài sẽ không được như ở trong nước.


Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cũng đồng ý phần nào với ý kiến như thế:Tất nhiên anh Điếu Cày sẽ tiếp tục con đường của anh ấy; nhưng mà theo tôi nghĩ thì hiệu quả sẽ không cao. Khi ở trong nước thì danh tiếng và môi trường hoạt động của anh Điếu Cày sẽ tốt hơn ở bên ấy. Tôi nghĩ ở bên đó anh ấy cũng hoạt động dân chủ- nhân quyền để ủng hộ anh em của chúng tôi trong nước thôi; nhưng hiệu quả không cao vì ở bên đó chúng ta đã có rất đông người, và ai cũng có vị trí của mình, cho nên tất nhiên anh Điếu Cày không thể phát huy tất cả những sở trường cũng như sở đoản của anh ấy có.


Tuy nhiên, những người từng hoạt động chung với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải như anh Phan Thanh Hải hay cựu tù nhân lương tâm bác sỹ Nguyễn Đan Quế đều cho rằng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay với những công cụ mạng hiện đại thì việc liên lạc giữa trong và ngoài nước không còn khó khăn như trước nữa.Tôi cho những nhân vật đó là những người đấu tranh cho cho một tương lai tốt đẹp hơn của VN, cho nhân quyền, cho dân chủ. Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một VN trong ương laiBác sĩ Nguyễn Đan Quế<
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế phát biểu:Vào thời điểm này, vấn đề bùng nổ thông tin của Internet, vai trò của Internet sẽ giúp chuyện vượt qua biên giới không mấy khó khăn. Trong nước và ngoài nước không còn bị chuyện như thời trước đây. Riêng ý kiến của tôi về chuyện anh em vì chuyện này, chuyện khác, vì hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác mà phải rời đất nước; kể cả trường hợp của Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, hay trước nữa như Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, Đoàn Viết Hoạt và còn nhiều người nữa… tôi cho những nhân vật đó là những người đấu tranh cho cho một tương lai tốt đẹp hơn của Việt Nam, cho nhân quyền, cho dân chủ. Tôi cho họ đổi địa bàn hoạt động từ trong nước, nay hoạt động ở bên ngoài. Cùng một đường, cùng một lý tưởng thì tùy chỗ đứng, môi trường hoạt động của mỗi người vẫn có thể đóng góp cho một Việt Nam trong ương lai, trong thế giới hội nhập.


Anh Phan Thanh Hải thì tỏ ta lạc quan hơn và hy vọng Câu lạc bộ Nhà báo Tự do sẽ sớm sinh hoạt trở lại:Hiện giờ môi trường Internet, giao tiếp về mặt thông tin, Facebook rồi các công cụ thông tin liên lạc tôi thấy rất tốt, và khả năng hạn chế hầu như không thể ngăn chặn được; cho nên chúng tôi rất hy vọng sinh hoạc Câu lạc bộ Nhà báo Tự do lại với anh Điếu Cày một cách bình thường. Chúng tôi cũng ở tư thế chuẩn bị sẽ có những sinh hoạt mang tính cách thường kỳ với anh Điếu Cày bởi vì những phương tiện như skype hay facebook cũng thuận tiện. Tôi nghĩ anh Điếu Cày sẽ có những cuộc trò chuyện và ‘quay lại’ tiếp xúc với những anh em ở trong nước vì anh có phong cách rất gần gũi không như những người khác.


Những người như cựu tù nhân Phan Thanh Hải cho rằng cách hành xử của nhà cầm quyền Hà Nội đối với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải cho thấy thái độ thù hằn của chính quyền Hà Nội đối với những người dám công khai chính kiến, phản biện đối với những chính sách và hành xử sai trái sai trái của nhà cầm quyền vẫn chưa thay đổi.Trong trường hợp của blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải lại có thêm yếu tố công khai chống Trung Quốc xâm lược Việt Nam.


ĐANG CÓ SỰ PHÂN HÓA TƯ TƯỞNG TRONG NỘI BỘ ĐCSVN?


Gần đây xuất hiện hiện tượng các vị lãnh đạo VN có phát biểu về cùng một vấn đề, một nội dung nhưng lại có sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược. Đó có phải lá dấu hiệu của sự phân hóa về tư tưởng trong nội bộ Đảng CSVN?

Quan điểm khác nhau


Việt Nam là một nhà nước theo mô hình chính trị với duy nhất một Đảng CSVN giữ độc quyền quyền lãnh đạo.
Đảng CSVN có tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và sự thống nhất và chung một quan điểm tư tưởng xuyên suốt từ cấp cao xuống cấp thấp. Vị tổng bí thư hiện nay của đảng là ông Nguyễn Phú Trong từng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thống nhất tư tưởng trong đảng qua câu nói: “Mỗi người nghĩ một khác, mỗi người thích đi một hướng thì làm sao chở con đò sang sông được”.

Tuy vậy, một số phát biểu của các vị lãnh đạo VN gần đây với báo chí cho thấy đang diễn ra sự khác biệt khá cơ bản về quan điểm, thậm chí là trái ngược hoàn toàn.

Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ.
- Ông Đặng Xương Hùng 

Đó là các phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đề cập đến vấn đề cải cách thể chế, hay các vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ, điều được dư luận cho là trái ngược với chính sách và chủ trương của Đảng CSVN từ trước đến nay.
Mới đây nhất, bên lề phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, trả lời phóng viên về vấn đề an ninh và chủ quyền quốc gia sau chuyến sang Bắc Kinh của 13 vị tướng Việt Nam vào trung tuần tháng 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết: " Khi trao đổi với bạn, nói chung bạn ghi nhận ý kiến của phía Việt Nam".

Điều đó trái ngược hoàn toàn với ý kiến của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng – Tổng TM trưởng trong kỳ họp QH này  nhận định rằng “Âm mưu thực hiện hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông của Trung Quốc là không thay đổi. Chỉ có điều chuyển sang giai đoạn đấu tranh khác, thậm chí quyết liệt hơn, phức tạp hơn”

Dư luận xã hội đặt câu hỏi tại sao đối với một vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia, mà hai tướng lĩnh cao cấp nhất của QĐND Việt nam lại bất đồng về quan điểm như thế?

Bình luận về vấn đề này, LS. Nguyễn Văn Đài thấy rằng Đảng CSVN vốn là một tổ chức có tính thống nhất cao, theo ông sự khác biêt trong phát biểu là vấn đề không bình thường.


Từ Hà nội, LS. Nguyễn Văn Đài nhận định:

“Trước đây thì Đảng CSVN thường có sự thống nhất chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, tuy vậy 1-2 năm trở lại đây cho thấy, đó không chỉ là hiện tượng giữa ông Đỗ Bá Tỵ và Phùng Quang Thanh, mà là của rất nhiều quan chức khác. Nói về cùng một vấn đề thì họ có các phát biểu khác nhau thậm chí là đối lập nhau. Điều đó cho thấy nội bộ quan chức CS trong nội bộ đã không thống nhất tập trung quyền lực nữa, mà đã có các nhóm lợi ích và phe phái khác nhau. Từ đó nó dẫn đến sự xung đột về các suy nghĩ hay cách trình bày quan điểm về một vấn đề, nhưng chưa đến mức trở thành đối lập với nhau.”


Do đâu?

Ông Đặng Xương Hùng, nguyên lãnh sự Việt Nam tại Genève thấy rằng, trong lịch sử của Đảng CSVN việc các cá nhân có quan điểm bất đồng với quan điểm chung của đảng như trường hợp ông Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch…đã từng xảy ra. Nhưng kết cục các cá nhân đó đều bị kỷ luật hoặc phế truất.Từ Genève ông Đặng Xương Hùng nói với chúng tôi:

“Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy cho ở trong và ngoài nước. Tức là ông ấy muốn cho thấy ông ấy đã độc lập với Bộ Chính trị, ông ấy có đủ sức mạnh và thẩm quyền để đối phó với sự lãnh đạo tập thể hiện nay của Bộ Chính trị, vì lợi ích của cá nhân. Theo tôi đấy mới là vấn đề.”

Trả lời câu hỏi nguyên nhân do đâu dẫn đến tình trạng lãnh đạo cao cấp trong đảng CSVN có quan điểm khác nhau như hiện nay?
Ông Đặng Xương Hùng cho rằng trong các tổ chức khác, sự khác biệt quan điểm là chuyện bình thường, nhưng đối với một tổ chức có kỷ luật chặt chẽ, tính tổ chức cao như Đảng CSVN là điều đáng chú ý. Theo ông trước hết là do tính thống nhất trong nội bộ Đảng CSVN nay đã giảm sút.


Ông Đặng Xương Hùng nói:

“Trong Đảng CSVN đang ngấm ngầm tồn tại hai phái theo hai trục trong Đảng, tức là một trục theo Đảng còn một trục theo Chính phủ. Mà nguyên nhân chính theo tôi là do các phe đang tranh giành, đối chọi nhau về lợi ích để giành quyền chi phối của Đảng và nhà nước, giành cái lợi thế trong cuộc đấu tranh vì quyền lực.”



LS. Nguyễn Văn Đài tiếp lời:

Những phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng vừa qua theo tôi là đều không thông qua Bộ Chính trị, mà là phát biểu với tính cách cá nhân nhằm mục đích tạo hình ảnh cá nhân của ông ấy cho ở trong và ngoài nước.


- Ông Đặng Xương Hùng

“Nguyên nhân là trong nội bộ của họ đã có sự phân hóa, sự tập trung quyền lực thống nhất quyền lực từ trung ương đến địa phương hay tư tưởng của các quan chức không còn như trước đây nữa. Đây là hậu quả của sự phân hóa theo ê kíp, phe nhóm thậm chí là ở ngay cùng một cơ quan hay tổ chức.”

Trao đổi quan điểm về vấn đề đảng CSVN nên tách hoặc chia thành 2-3 đảng cho phù hợp, và cũng là để kiểm soát, giám sát lẫn nhau trong vai trò đảng đối lập.
LS. Nguyễn Văn Đài cho rằng tuy là còn quá sớm để nói đến chuyện này, nhưng theo ông bài học từ chính trường Đài loan trước kia và Myanmar gần đây cho thấy đây là điều đáng quan tâm.


LS. Nguyễn Văn Đài đánh giá:

“Để tự đảng CS tách ra là chuyện không bao giờ có, chỉ có khi nào phong trào Dân chủ hay các lực lượng đấu tranh lớn mạnh đến một mức độ nhất định nào đó thì phái cấp tiến trong Đảng CSVN, khi thấy rằng nếu tiếp tục duy trì đảng trong tình trạng lộn xộn, nội bộ lục đục không thống nhất với nhau sẽ dẫn đến sự sụp đổ của đảng CS. Chỉ khi đó phe cấp tiến, phe trung dung  sẽ tách ra, còn đảng CS theo đúng bản chất xa xưa của họ thì tôi nghĩ rằngsẽ chỉ còn lại một nhóm rất nhỏ để duy trì quan điểm bảo thủ”